Cơ quan nào lập hồ sơ xác nhận thương binh?05 Tháng Mười Một 2018
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Tỉnh Quảng Nam hỏi: Tôi sinh năm 1928, khi đi du kích khai sinh năm 1924. Năm 1953, tôi bị thương, sau đó tập kết ra Bắc. Năm 1990, tôi về quê Quảng Nam, được thủ trưởng đơn vị và đồng đội xác nhận bị thương, cán bộ xã xác nhận đầy đủ hồ sơ và gửi lên huyện. Tuy nhiên, hồ sơ của tôi bị trả về với lý do không đủ giấy tờ và cần bổ sung giấy ra viện; giấy xác nhận công chức. Sau nhiều lần làm lại hồ sơ, nay trường hợp của tôi vẫn chưa được giải quyết do không thống nhất về năm sinh. Vậy, hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh của tôi có làm được không? Nếu được thì phải làm thế nào?
Xét nghiệm ADN cho hài cốt liệt sĩ19 Tháng Mười 2018
Ông Nguyễn Văn Trượng - kp10 phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TPHCM hỏi: Bác tôi nhập ngũ và hy sinh tại Campuchia năm 1972 đến nay chưa tìm được mộ. Năm 2012, tôi cùng với 1 bác đã chôn bác tôi sang Campuchia xác định lại địa bàn và cho đơn vị đi tim hài cốt khai quật nhưng không thấy. Năm 2013, đơn vị tìm lại khu vực đó lại thấy 3 phần mộ của liệt sĩ đều không có tên. Đến nay người chôn bác tôi đã chết, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn nên chưa làm giám định AND cho bác tôi. Vậy trường hợp của bác tôi có được hỗ trợ gì không? Vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Thủ tục hưởng chế độ bệnh binh19 Tháng Mười 2018
Ông Nguyễn Anh Mại - thành phố Vĩnh, tỉnh Nghệ Anh hỏi: Theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, tại Điểm d Khoản 1, Điều 33, Mục 7 có quy định, người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là bệnh binh: Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân. Tôi công tác trong quân đội được 13 năm, quân hàm thượng úy, hiện đang công tác trong doanh nghiệp quân đội. Trong quá trình công tác tôi có đi rà phá bom mìn một số dự án tại vùng đặc biệt khó khăn là xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; xã Cam Vinh, Cam Hiển, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định; xã la Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai… Thời gian từ năm 2009 đến năm 2011, mỗi đợt từ 1 đến 2 tháng. Tổng thời gian đi rà phá bom mìn tại các xã đặc biệt khó khăn khoảng 7 – 8 tháng. Nay tôi bị bệnh Lupus ban đỏ, đi giám định được kết luận tỷ lệ mất sức lao động 81%. Vậy tôi có được hưởng chế độ bệnh binh không? Mỗi đợt đi thi công từ 1 đến 2 tháng nên trong hồ sơ lý lịch quân nhân không ghi thời gian này, vậy để làm được hồ sơ bệnh binh thì tôi cần làm thế nào?
Đám tang chuẩn của mẹ Việt Nam anh hùng20 Tháng Chín 2018
Ông Dương Hoài Nghĩa - xã Thông Hoà, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh hỏi: Bà nội tôi là Bà Mẹ việt Nam anh hùng Huỳnh Thị Kiều đã có công với cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và được trao tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Vậy, khi bà nội tôi chết đơn vị nào sẽ tổ chức tang lễ theo nghi lễ Nhà nước? Bao gồm những gì? Có được trao tặng danh hiệu gì nữa không?
Giám định vết thương còn sót05 Tháng Chín 2018
Ông Đặng Văn Hạnh - Xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định hỏi: Tôi là thương binh chống Mỹ, hạng 2/4, tỷ lệ thương tật 75%, loại A. Thời gian gần đây tôi hay bị đau đầu và nhức mắt, nằm viện điều trị và được bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp vi tính, kết luận bên trong nhãn cầu trái của tôi còn mảnh kim loại, dị vật nội sọ đường kính 4mm, mắt trái thị lực bằng 0. Trong biên bản giám định thương tật của tôi ghi "vết thương xuyên nhãn cầu trái thị mắt trái "-". Mắt phải không tổn thương do sang trấn. Điện não đồ vùng thái dương trái có rối loạn tâm thần, động kinh, do tổn thương thực thể não. Vậy, tôi có được giám định lại vết thương còn sót không? Nếu đủ điều kiện thì tôi phải làm nhưng thủ tục gì để được giám định vết thương?
Thủ tục để hưởng chế độ bị nhiễm độc dioxin30 Tháng Tám 2018
Ông Vũ Ngọc Tênh hỏi: Tôi có trên 6 năm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ (các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Long An và các tỉnh biên giới của Campuchia giáp Việt Nam) từ tháng 5/1971 đến tháng 9/1977. Trên 15 năm nay tôi mắc chứng bệnh thần kinh, hiện tượng là đột nhiên bất tỉnh không biết gì và sùi bọt mép lúc sau lại trở lại bình thường nhưng trí nhớ quên hẳn. Tôi đã đi khám bệnh rất nhiều lần, ở nhiều bệnh viện (Bệnh viện thần kinh TW, Bệnh viện Tâm thần Trâu Quỳ, Gia Lâm...). Hiện nay đang phải dùng thuốc chữa thần kinh do bệnh viện tâm thần cấp hàng tháng tại phường. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không? Muốn được hưởng chế độ đó thì cần làm những thủ tục gì?
Chính sách đối với trẻ em bị tim bẩm sinh23 Tháng Tám 2018
Chị Dương Thị Mỹ Lệ - huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hỏi: Con trai tôi sinh ngày 24/4/2017 bị tim bẩm sinh phức tạp (đảo gốc động mạch) mổ hở sửa toàn bộ. Điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 5/6/2017 đến 16/8/2017 ra viện. Khi về nhà, gia đình có làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội đối với trẻ bị tim bẩm sinh, nhưng Hội đồng của xã, huyện giám định yêu cầu phải về tỉnh để giám định tại tỉnh. Như vậy có đúng không?
Tiêu chuẩn giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I23 Tháng Tám 2018
Bà Bùi Thị Nam - Cà Mau hỏi: Xin hỏi các quy định mới nhất về tiêu chuẩn đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I?
Giải pháp bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước thực trạng doanh nghiệp nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động23 Tháng Tám 2018
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được Phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn do Tổng Thư ký Quốc hội chuyển đến tại Công văn số 1784/TTKQH-GS ngày 25/5/2018 với nội dung: “Trước thực trạng rất nhiều doanh nghiệp nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như hiện nay (Riêng năm 2017 từ kết quả thanh tra của ngành bảo hiểm xã hội phát hiện 42.263 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 88,2 tỷ đồng; có 50.734 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 47,3 tỷ đồng) cho thấy các giải pháp mà ngành đưa ra chưa thực sự hiệu quả. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp đột phá trong thời gian tới để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người lao động”.
Ban quản lý dự án được làm thêm quá 200 giờ/năm?22 Tháng Tám 2018
Ông Đỗ Hoàng Anh - Tỉnh Thanh Hóa hỏi: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chưa đủ nhân sự theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, do vậy khối lượng công việc nhiều, cán bộ Ban quản lý phải làm thêm giờ vượt xa 200 giờ/năm. Bộ luật Lao động quy định tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm. Còn theo Mục 2 Điều 16 Thông tư số 72/2017/TT-BTC, Ban quản lý dự án được chi mức cao hơn hoặc thấp hơn quy định. Vậy Ban quản lý có thể tính số giờ làm thêm theo thực tế được không?
Bổ sung thân nhân liệt sĩ trong Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ22 Tháng Tám 2018
Bà Lê Thị Thu Thảo hỏi: Ông bà tôi là thân nhân liệt sĩ được cấp Bằng Tổ quốc ghi công và Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Theo tôi hiểu, Giấy chứng nhận này được cấp cho những thân nhân của liệt sĩ cùng có tên trong Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ như: Cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau: